Tin Tức

Cách cứu và chăm sóc cây mai bị suy , Cây mai bị chết khô cành

Ngày Đăng : 09/07/2019 - 10:23 PM

Cây mai bị suy nguyên nhân chủ yếu là do bộ rễ đã bị hư hại hoàn toàn. Rễ bị hư hại do đất trong chậu bị dư nước tạo điều kiện cho nấm gây hại làm cây mai kém phát triển. Những cây mai này dù có chăm sóc tốt hơn thì cũng không thể phát triển bình thường được.

Cây Mai Vàng là loài dễ sống, dễ trồng. Chúng không kén đất, không đòi hỏi công chăm sóc nhiều. Bằng chứng là trồng Mai trên các loại đất pha cát, đất thịt, phù sa, đất có lẫn sỏi đá thì chúng vẫn sống được. Chỉ cần đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo dinh dưỡng mà không có giống cây nào sinh sôi được.

Cách cứu và chăm sóc cây mai bị suy

Nhưng để một chậu kiểng Mai Vàng luôn xanh tốt, nở sai hoa, hoa nở đẹp lâu tàn, tuổi thọ cao thì lại là một việc không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi cái tâm cũng như cái tầm của người yêu cây. Bài viết hôm nay tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về cách phòng, khắc phục, chăm sóc khi cây Mai bị bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1 : Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cây Mai bị suy

Trước khi tìm biện pháp cứu chữa cây Mai bị suy thì chúng ta cần phải biết nguyên nhân tại sao cây Mai bị như vậy. Cây Mai bị suy là do cây bị thiếu chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển. Hoặc trong quá trình ra hoa quá lâu.

Nhất là đối với cây Mai trồng trong chậu thì mặt hạn hẹp về dinh dưỡng càng cao so với trồng ở môi trường tự nhiên. nên cây mai dễ bị suy hơn là trồng ngoài đất

2 : Cách chăm sóc cây Mai bị suy

Khi thấy cây Mai bị suy thì nguyên nhân phổ biến nhất là đất trồng đã hết dinh dưỡng. Lúc này bạn nên đào bỏ nhẹ nhàng 1 nửa lớp đất trong chậu, Sau đó chuẩn bị một hỗn hợp đất khác có trộn thêm phân hữu cơ, trùn quế, rơm rạ hoặc ít phân chuồng hoại mục rồi lấp vào cho cây. Tiến hành tưới nước vừa đủ hàng ngày cho cây. Để cây đủ độ ẩm phát triển và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Đến khi thấy cây dần dần hồi phục thì hàng tháng bón cho cây lượng phân bón vi sinh, hữu cơ vừa đủ. Một năm chia 2 lần bón thêm chất hữu cơ mục cho cây. Như vậy cây Mai của bạn sẽ luôn xanh tốt quanh năm.

Cách cứu và chăm sóc cây mai bị suy

3 : Cách cứu cây Mai bị suy

Khi thấy cây Mai có hiện tượng không còn sức sống, sắp chết bạn đừng vội bỏ cây mà hãy thử làm theo cách mà tôi sắp chỉ cho bạn. Đó là một trong những cách cứu cây Mai sắp chết rất hiệu quả và cũng rất phổ biến.

Bạn nên trồng cây sang một chiếc chậu mới có chứa hỗn hợp đất đầy đủ dinh dưỡng. Sau đó di chuyển cây vào vị trí mát mẻ những vẫn có ánh nắng nhẹ. Tưới nước hàng ngày cho cây nhưng lượng vừa đủ nhé.

Ngoài ra khi bạn thấy cây mai bị suy giảm sức sống, yếu dần. Thì cần có cách chăm sóc cây mai bị yếu một cách cẩn thận tỉ mỉ hơn nhé!

Nguyên nhân dẫn đến cây Mai Vàng bị suy yếu

Cây Mai bị yếu có thể do rất nhiều nguyên nhân như thiếu hụt chất dinh dưỡng, thừa hoặc thiếu nước, thiếu ánh sáng, sâu bệnh gây hại. Hoặc một số bệnh về rễ khiến rễ không phát triển. Làm cây không lấy được dinh dưỡng trong đất để phát triển. Khi bạn thấy cây Mai yếu, giảm dần sức sống cần kiểm tra nguyên nhân và có cách chăm sóc hợp lý. 

Biện pháp khắc phục

Nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng cần bổ sung lại cho cây. Với liều lượng ít chia làm nhiều lần để cây dễ hấp thụ. Bạn nên pha loãng phân với nước rồi tưới lên lá, cành cây. Kiểm tra xem lượng nước cung cấp cho cây hợp lý chưa cũng như chế độ ánh sáng. Kiểm tra sâu bệnh, nấm hại cây để có biện pháp diệt trừ hợp lý. Bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng thuốc sinh học.

Cách cứu và chăm sóc cây mai bị suy

4 : Cách chăm sóc cây Mai Vàng bị suy

Bước 1: Cắt tỉa cành

Để xử lý cây mai bị suy việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là cắt tỉa cành. Cắt hết các cành phụ, chỉ nên giữ lại những cành chính, những cành tạo nét đẹp cho cây mai mà thôi. Sở dĩ phải cắt nhiều như vậy vì bộ rễ cây mai đã bị hư thì dù có để lại những cành đó cũng không phát triển được mà còn gây áp lực không cho rễ có cơ hội phục hồi.

– Lưu ý: Sử dụng kéo, cưa chuyên dụng để cắt tỉa để tránh vết cắt bị dập nát. Sau khi xử lý xong vết cắt cần được quét nước vôi trong để phòng ngừa nấm bệnh.

Bước 2: Cắt rễ

Sau khi cắt cành chúng ta tiến hành cắt rễ. Nên bứng hết cả cây lên để cắt rễ, cắt hết toàn bộ phần rễ đã bị hư thối. Có thể cắt hết 2/3 bộ rễ, chỉ cần để lại 1/3 là được. Sau khi cắt dùng nước sạch rửa sạch lớp đất cũ bám trên hệ rễ.

Bước 3: Thay đất

Toàn bộ đất trồng cũ chúng ta bỏ hết, thay mới hoàn toàn bằng đất mới. Nên sử dụng mùn xơ dừa trộn với vỏ trấu với tỉ lệ 2 : 1 để trồng lại giúp cho bộ rễ dễ phát triển nhất.

Bước 4: Kích thích phục hồi hệ rễ

Sau khi đã trồng lại trên đất mới, để cây mai phục hồi nhanh nên sử dụng thêm Đặc hiệu tưới gốc 3in1 + CNX-CN tưới đẫm gốc. Có tác dụng kích thích phục hồi rễ cho cây mai đồng thời phòng trừ nấm bệnh tồn dư tiếp tục gây hại rễ. Nếu làm đúng quy trình trên cây mai bị suy sẽ phục hồi trong vòng 20 ngày.

Xem Thêm : Cách bứng và chăm sóc mai vàng sau khi bứng gốc

Cách chơi mai tết mà cây không bị suy

Đầu tiên để Mai tết ở sân, nơi có nắng nhẹ và tưới nước đủ ẩm, không nên tưới ướt sũng. Nếu không khí khô quá nên phun sương cho nụ và thân cây để giữ độ ẩm. Đừng nghe lời đồn rằng tưới nước đá Mai sẽ nở đẹp, điều đó sai hoàn toàn. Vì nước đá sẽ làm chết rễ và sau Tết cây sẽ èo uột.

Tuyệt đối không nên dùng bất kì thích tố nào phun cho nụ hoặc tưới vào gốc. Không dùng bất kì chế phẩm nào để Mai lâu rụng, vì sau đó cây sẽ bị kiệt. Nếu nhà bạn có sẵn cây Mai, bạn có thể bón phân trong năm trước, nhất là từ tháng 10. Điều này cực kì quan trọng để cây mạnh khỏe nở hoa mạnh vào Tết và phục hồi mạnh sau Tết .

30 Tết, bạn mang cây mai vào nhà vì nơi ấm áp mai sẽ nở tốt hơn. Tuyệt đối không nên dùng nhang hay trầm trong phòng có chưng Mai mà đóng kín cửa. Vì khí ethylen có từ khói nhang trầm sẽ làm Mai rụng nụ đấy. Cũng không để Mai bị trực tiếp gió từ 1 cái quạt vì nụ sẽ héo hoặc bông rụng nhanh.

Cách chơi mai tết mà cây không bị suy

Nếu bạn muốn Mai nở mạnh, bạn ngắt lộc đi đừng chờ đến khi nó thành lá. Vì nếu nó đã thành lá mà bạn ngắt đi cây sẽ mất nhiều sức lắm đấy. Ngắt ngay khi là 1 điểm xanh cây hầu như không tổn hại mà chỉ mất 15 ngày nơi đó sẽ mọc ra lộc mới. Ngắt bỏ ngay những cuống hoa đã nở xong, không để chúng chuyển sang kết trái. Làm thế để tiết kiệm tài nguyên (carbuahydrat) cho cây.

Nên chơi tết 3 ngày trong nhà thôi sang 4 tết bạn mang mai ra sân nơi có nắng nhẹ. Từ đây không ngắt bỏ lộc nữa, hãy để cây ra lá, cây sẽ mạnh hơn. Vì khi có nắng nhẹ, lá dù non cũng quang hợp bù vào cho khối tài nguyên đang cạn vì nở hoa.

Ngày 7 tết bạn đưa mai ra nắng toàn phần. Tưới cho nó 1 lần phân loãng để mai thêm sức mạnh, chuẩn bị thay đất vào rằm tháng giêng

Xem thêm : Dịch vụ thuê mai tết

5 : Cây Mai Vàng bị vàng lá

Nguyên nhân: Cây Mai bị vàng lá có thể là do các nguyên nhân sau: thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu nước, bị nấm, bọ, nhện đỏ gây hại.

Biện pháp khắc phục: Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng lá chúng ta cần kiểm tra lập tức: lượng dinh dưỡng, nước cung cấp cho cây. Đồng thời kiểm tra sâu hại để có biện pháp diệt trừ kịp thời.

6 : Cây Mai Vàng bị chết cành

6.1 Nguyên nhân bị chết cành

Mai vàng bị chết nhánh nguyên nhân có thể là do cạnh tranh chất dinh dưỡng hoặc do sâu hại gây ra. Cây Mai trong quá trình phát triển sinh trưởng thì những cành trên ngọn thường sinh trưởng nhanh, mạnh, đòi hỏi chất dinh dưỡng cao làm cho các cành phần gốc sinh trưởng yếu dần. Tình trạng này lâu dần sẽ dẫn đến các cành này bị khô chết. Hoặc do bị một số loại sâu hại, nấm đục thân cành gây mục rỗng cũng dẫn đến tình trạng trên.

Biện pháp khắc phục

Cần bổ sung dinh dưỡng theo tùy từng giai đoạn phát triển của cây. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh, nấm hại cây để có biện pháp diệt trừ kịp thời. Đồng thời áp dụng kỹ thuật cắt tỉa cây Mai đúng cách. Thường xuyên tạo tán tỉa cành, cắt bỏ bớt lá. Để cho các cành phía dưới có đủ ánh sáng, dinh dưỡng.

 



Các tin khác

zalo